GMT +7
Indonesian Odds

Sơ đồ bóng đá 11 người và những sơ đồ phổ biến nhất hiện nay

Chiến thuật bóng đá hay sơ đồ là thứ luôn thay đổi theo dòng chảy của môn thể thao vua. Chẳng có sơ đồ, chiến thuật nào là hoàn hảo, luôn luôn tồn tại chiến thuật khắc tinh của nó. Trong bài viết ngày hôm nay, BongDa INFO sẽ cùng bạn tìm hiểu về sơ đồ bóng đá 11 người và những sơ đồ chiến thuật phổ biến nhất làng túc cầu hiện nay.

Sơ đồ bóng đá 11 người là gì?

so-do-bong-da-11-nguoi
Sơ đồ bóng đá 11 người

Trong bóng đá, sơ đồ chiến thuật, đôi khi được gọi là sơ đồ đội hình, là cách diễn đạt vị trí của các cầu thủ trong một đội bóng trên sân cỏ. Vị trí của mỗi cầu thủ trong đội hình sẽ xác định vai trò của họ trong trận đấu, có thể là phòng thủ, tấn công, hoặc giữ vị trí ở một khu vực cụ thể trên sân.

Và như vậy sơ đồ bóng đá 11 người là sơ đồ chiến thuật dành riêng cho bộ môn bóng đá truyền thống 11 người phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, chúng ta còn có sơ đồ bóng đá 5 người, 7 người hay 9 người….

Sơ đồ đội hình thường được biểu diễn thông qua một dãy số, thể hiện số lượng cầu thủ ở mỗi tuyến. Ví dụ, sơ đồ "3-5-2" sẽ có ba hậu vệ, năm tiền vệ và hai tiền đạo. Sơ đồ đội hình cụ thể sẽ phụ thuộc vào chiến thuật và mục tiêu thi đấu của đội bóng, bao gồm tấn công, phòng thủ, kiểm soát bóng, hoặc phản công.

Quyết định về sơ đồ đội hình thường do HLV trưởng của đội bóng đưa ra, dựa trên yếu tố con người và kỹ năng của từng cầu thủ. Một số sơ đồ chiến thuật được tạo ra để khắc phục các điểm yếu hoặc tận dụng các điểm mạnh của cầu thủ trong đội hình.

Cách đặt tên sơ đồ bóng đá

cach-dat-ten-so-do-bong-da
Cách đặt tên sơ đồ bóng đá

Sơ đồ bóng đá thường được đặt tên dựa trên cách phân loại cầu thủ (không bao gồm thủ môn) theo vị trí của họ trên sân. Thông thường, những cầu thủ phòng thủ được đề cập trước, và sau đó là những cầu thủ tấn công. Ví dụ, "4-5-1" có nghĩa là bốn hậu vệ, năm tiền vệ và một tiền đạo.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cách gọi này không còn chính xác như vậy. Một số sơ đồ đội hình ngày nay có thể bao gồm bốn hoặc năm con số. Ví dụ, "4-2-1-3" có nghĩa là bốn hậu vệ, hai tiền vệ phòng thủ, một tiền vệ trung tâm và ba tiền đạo.

Sơ đồ đánh số này chưa xuất hiện cho đến khi sơ đồ đội hình "4-2-4" được phát triển vào những năm 1950. Trước đó, hầu hết cầu thủ thường chơi tấn công, và đội hình của họ thường ít hậu vệ hơn so với hiện nay.

Những sơ đồ đầu tiên trên thế giới

Sơ đồ 2-3-5 (5 Tiền Đạo)

Sơ đồ bóng đá 11 người mặc định trong giai đoạn từ năm 1880 đến 1920 là "2-3-5" gồm 5 cầu thủ trên hàng tiền đạo. Thậm chí, trong sự nghiệp, Pep Guardiola cũng không ít lần áp dụng sơ đồ này khi còn dẫn dắt Bayern Munich hay hiện tại là Manchester City.

Đây có thể xem là sơ đồ đội hình đầu tiên thực sự trong thế giới bóng đá, trong khi trước đó, mọi thứ thường diễn ra theo tư duy cầu thủ đứng ở đâu, chơi bóng ở đó.

Bằng cách kéo một tiền đạo xuống đá tại vị trí tiền vệ trung tâm, sơ đồ 2-3-5 đã thay đổi cách chơi của các đội, chuyển từ việc chơi bóng cá nhân, chạy hùng hục sang việc kết nối và chuyền bóng nhiều hơn, tạo ra sự gắn kết.

Sơ đồ W-M

so-do-wm
Sơ đồ WM được khơi nguồn bởi chiến lược gia vĩ đại Herbert Chapman

Được khơi nguồn bởi chiến lực gia vĩ đại Herbert Chapman, sơ đồ W-M là một giải pháp xuất sắc sau khi luật việt vị được giới thiệu vào năm 1925, khiến các đội bóng phải tăng thêm hậu vệ.

Huyền thoại của CLB Arsenal quyết định kéo một tiền đạo cánh xuống vị trí tiền vệ trung tâm, tạo ra thế áp đảo liên tục từ tuyến giữa của đội bóng.

Cho đến những năm 1950, W-M mới bị khắc chế, đặc biệt trong trận thắng 6-3 của đội tuyển Hungary trước đội tuyển Anh ngay trên sân Wembley, bằng việc các cầu thủ Hungary di chuyển linh hoạt và đảo vị trí liên tục.

Dù thế, W-M vẫn được coi là một trong những sơ đồ bóng đá 11 người nổi tiếng và có chỗ đứng trang trọng trong lược sử túc cầu, thậm chí còn được giảng dạy trong sách giáo khoa bóng đá cho trẻ em.

Các sơ đồ bóng đá 11 người phổ biến nhất hiện nay

cac-so-do-bong-da-11-nguoi-pho-bien-nhat
Các sơ đồ bóng đá 11 người phổ biến nhất

Ngày nay, các sơ đồ bóng đá 11 người cơ bản nhất sẽ có hai dạng: 3 hậu vệ hoặc 4 hậu vệ, đôi khi là biến thể 5 hậu vệ.

Sơ đồ 4-4-2

  • Ưu điểm

Sơ đồ 4-4-2 vẫn là một trong những sơ đồ cổ điển và phổ biến nhất trong bóng đá. Dù được liên kết mật thiết với các đội bóng Anh, nhưng sự đa dạng và tính cân bằng của nó đã khiến cho sơ đồ này trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Một trong những điểm mạnh lớn của sơ đồ này là việc chơi với hai tiền đạo. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng trên tuyến tiền vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tiền đạo tự mình tạo ra cơ hội và ghi bàn. Một trong hai tiền đạo thường phải có kỹ năng không chiến tốt để tận dụng các đường tạt bóng, làm tường hoặc dứt điểm.

Với hai tiền vệ cánh và hai hậu vệ biên, sơ đồ 4-4-2 cho phép việc tạo ra các tạt bóng và căng ngang vào vùng cấm trở nên thường xuyên. Điều này có thể làm căn cứ cho việc mở rộng không gian và tạo áp lực lên tuyến phòng ngự đối phương.

Sơ đồ này có cấu trúc rõ ràng và dễ thực hiện, do đó rất nhiều đội bóng, đặc biệt là những đội bóng cửa dưới hoặc muốn chơi phòng ngự lùi sâu ưa thích sử dụng.

so-do-4-4-2
Sơ đồ 4-4-2

  • Nhược điểm

Tuy nhiên, sơ đồ 4-4-2 cũng có nhược điểm của riêng nó. Nó dễ bị đối thủ dự đoán và bắt bài, đồng thời thiếu tính linh hoạt trong chiến thuật.

Các người chơi tiền vệ phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, từ hỗ trợ tấn công đến phòng ngự, điều này đặt áp lực lớn lên các cầu thủ. Khi tiền vệ cánh không tuân theo kỷ luật phòng ngự, đây sẽ là điểm yếu dễ bị khai thác bởi đối thủ.

Hơn nữa, việc tìm kiếm các tiền vệ trung tâm có thể đảm nhiệm cả vai trò đánh chặn từ xa và kiểm soát thế trận không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hành lang cánh cũng có thể trở thành điểm yếu “chí mạng” nếu đối phương sử dụng cầu thủ đá cánh tốc độ để khoét vào khoảng trống giữa trung vệ và hậu vệ biên.

Sơ đồ 4-3-3

so-do-4-3-3
Sơ đồ 4-3-3

  • Ưu điểm

Sơ đồ 4-3-3 là một trong các sơ đồ bóng đá 11 người phổ biến nhất thời điểm hiện tại. Với hai cầu thủ tấn công chơi rộng biên, đội bóng sử dụng sơ đồ này có thể dễ dàng khai thác khoảng trống mà các hậu vệ cánh đối phương thường để lại sau khi dâng cao tấn công.

Với ba tiền vệ ở giữa sân, trong đó một người phụ trách nhiệm phòng ngự và hai người còn lại đóng vai trò con thoi, sơ đồ 4-3-3 giúp kiểm soát thế trận tốt hơn khi đối mặt với các đội bóng chỉ chơi với hai tiền vệ trung tâm. Ba tiền vệ này cũng cho phép hậu vệ cánh tấn công mà vẫn đảm bảo sự an toàn nơi phần sân nhà.

Ngoài ra, sơ đồ 4-3-3 có thể dễ dàng chuyển đổi thành sơ đồ 4-1-4-1 khi cần tăng cường phòng ngự.

  • Nhược điểm

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa sơ đồ 4-3-3, đội bóng cần phải có các cầu thủ có tư duy bóng đá, cảm giác không gian tốt và khả năng hỗ trợ đồng đội.

Cần có một trung phong cắm và một tiền vệ phòng ngự xuất sắc. Chỉ cần một trong hai vị trí này gặp vấn đề, toàn bộ hệ thống có thể gặp khó khăn.

Thêm vào đó, hành lang cánh có thể trở thành điểm yếu nếu đối thủ sử dụng cầu thủ đá cánh để tạo khoảng trống giữa trung vệ và hậu vệ biên, như trong sơ đồ 4-3-3 và 4-2-3-1.

Sơ đồ 4-2-3-1

so-do-bong-da-11-nguoi-4-2-3-1
Sơ đồ 4-2-3-1

  • Ưu điểm

4-2-3-1 là sơ đồ bóng đá 11 người cực kỳ hiệu quả và được nhiều đội bóng ưa thích sử dụng. Sự kết hợp giữa hai vị trí tiền vệ trung tâm và ba tiền vệ tấn công phía trên tạo ra những khối tam giác giúp việc kết nối lên bóng hiệu quả và tạo ra các cơ hội ghi bàn.

Sơ đồ này cũng khó bị đối phương lấn át ở khu vực giữa sân, nhờ sự cơ động của các vị trí và cự li đội hình hoàn hảo. Nó cũng dễ dàng chuyển từ trạng thái phòng ngự sang tấn công và ngược lại.

Chưa hết, sự cân bằng còn giúp đội bóng tránh được những đợt phản công nhanh của đối phương. Cuối cùng, với sự hỗ trợ từ 3 tiền vệ phía sau, tiền đạo cắm có nhiều phương án và cơ hội để ghi bàn.

  • Nhược điểm

Sơ đồ 4-2-3-1 đòi hỏi thể lực của các cầu thủ tấn công phải rất bền bỉ. Các tiền vệ công và thậm chí tiền đạo phải thường xuyên lùi sâu nhận bóng và tham gia vào các tình huống trên sân với cường độ cao để làm xáo trộn tuyến giữa và hàng thủ đối phương.

Ngoài ra, nhiệm vụ của hai cầu thủ tấn công biên thường là lui về phía sau để hỗ trợ phòng ngự. Điều này có thể khiến một số ngôi sao cảm thấy khó chịu, và đây có thể làm phát sinh mâu thuẫn trong đội hình.

Một ví dụ điển hình là mối quan hệ giữa Jose Mourinho và Cristiano Ronaldo ở Real Madrid trước đây. Ronaldo không muốn phải đảm nhận trách nhiệm phòng thủ, trong khi Mourinho luôn đòi hỏi tiền vệ biên phải tham gia vào công việc này.

Sơ đồ 4-5-1 (hoặc biến thể 4-4-1-1)

so-do-4-5-1
Sơ đồ 4-5-1

  • Ưu điểm

Sơ đồ bóng đá 11 người tiếp theo mà tạp chí soi kèo bóng đá BONGDAINFO muốn nhắc đến là 4-5-1.

Sơ đồ này giúp đội nhà nắm lợi thế về quyền kiểm soát thế trận nhờ sự áp đảo của tiền vệ ở khu vực giữa sân. Sơ đồ này có thể biến thành 4-6-0 khi tiền đạo lùi sâu để tham gia vào quá trình tranh chấp bóng, tạo ra một hàng rào người khó vượt qua cho đối thủ.

Sơ đồ này cũng dễ dàng chuyển sang trạng thái tấn công khi cần thiết. Bằng cách đẩy hai tiền vệ biên lên cao hơn, nó có thể trở thành sơ đồ tương tự như 4-3-3. Thậm chí, nhiều đội bóng thường bắt đầu với 4-3-3 và sau đó chuyển sang sơ đồ 4-5-1 khi đang có lợi thế dẫn bàn.

  • Nhược điểm

Một trong những điểm yếu của sơ đồ 4-5-1 là việc có quá nhiều người chơi ở khu vực trung tuyến và dễ khiến trung phong cắm bị cô lập. Khi bị thủng lưới, các đội bóng sử dụng sơ đồ 4-5-1 thường phải thay đổi hệ thống để tìm kiếm cơ hội.

Ngoài ra, việc áp dụng lối chơi phản công nhanh cũng khá khó với sơ đồ này. Thay vào đó, tiền đạo cắm thường phải giữ bóng để đợi sự hỗ trợ từ các tiền vệ trước khi tìm cách phối hợp tấn công. Điều này tạo cơ hội cho hậu vệ đối phương ổn định vị trí và vô tình làm giảm đi nhịp độ ở những tình huống phản công.

Sơ đồ 3-5-2

so-do-bong-da-11-nguoi-3-5-2
Sơ đồ 3-5-2

  • Ưu điểm

Nếu muốn ngăn cản đối phương phản công, sơ đồ 3-5-2 là một lựa chọn khôn ngoan. Với ba hậu vệ, sơ đồ này có khả năng phong tỏa sự phối hợp giữa "số 10" và các tiền đạo đối phương. Các cầu thủ chạy cánh cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện những pha leo biên nguy hiểm.

Sơ đồ 3-5-2 không chỉ là một hệ thống phòng ngự mạnh mẽ mà còn là một công cụ tấn công hiệu quả. Ba tiền vệ cùng với hai cầu thủ chạy cánh tạo ra nhiều phương án tấn công từ trung lộ tới đánh biên. Điều này giúp đội bóng sử dụng sơ đồ này tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn. Hai tiền đạo cũng có khả năng tự mình tạo cơ hội ghi bàn.

  • Nhược điểm

Sơ đồ 3-5-2 yêu cầu tính nhịp điệu, liên kết giữa các cầu thủ, đặc biệt trong những tình huống bọc lót giữa các vị trí và khởi đầu các đợt tấn công. Điều này đòi hỏi sự ăn ý giữa các vị trí.

Bộ ba hậu vệ cần phải có ít nhất một người giỏi chuyền bóng, trong khi hai người còn lại phải xuất sắc trong kỹ năng kèm người và giữ đúng vị trí.

Mặc dù vẫn có thể sử dụng sơ đồ 3-5-2 để chơi phòng ngự khu vực, nhưng điều này đòi hỏi sự cảm quan không gian vô cùng tốt và tốc độ để theo sát đối thủ trước khi để lộ khoảng trống. Thường thì sẽ có một tiền vệ lùi sâu đảm nhiệm vai trò bọc lót cho hậu vệ trong trường hợp đối phương dâng cao.

Lời kết

Mỗi sơ đồ bóng đá 11 người có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Sự lựa chọn của các huấn luyện viên phụ thuộc vào cá nhân cầu thủ, đội hình, chiến thuật và mục tiêu của đội bóng. Quan trọng nhất, hệ thống phải được vận hành và triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả để đạt được thành công trên sân cỏ.

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

DMCA.com Protection Status

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu Fora.tv cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ: 126 Lê Bình, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000.

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2